-->

Hãy cảm ơn vì bạn chưa có tất cả những thứ bạn muốn. Vì nếu bạn có rồi thì bạn còn có gì để trông chờ và hy vọng nữa đâu. Hãy cảm ơn vì còn nhiều điều bạn chưa biết. Vì nếu bạn biết hết rồi thì bạn chẳng còn gì để học hỏi nữa sao? Hãy cảm ơn những lúc khó khăn. Vì nếu không có một lúc khó khăn thì liệu bạn có trưởng thành được không? Hãy cảm ơn vì bạn còn có những nhược điểm. Vì nếu không còn nhược điểm gì thì bạn sẽ chẳng còn cơ hội để tiến bộ, để cải thiện bản thân. Hãy cảm ơn những thử thách. Vì nếu không có thử thách nào thì liệu cái gì có thể xây dựng nên sức mạnhcá tính của bạn? Hãy cảm ơn những lỗi lầm bạn đã có. Vì nếu bạn không có lỗi lầm gì thì cái gì sẽ dạy cho bạn những bài học đáng giá như thế đây? Hãy cảm ơn những khi bạn mệt mỏi. Vì nếu bạn không khi nào mệt mỏi tức là bạn không làm việc gì hay sao? Thật là dễ nếu cảm ơn những thứ tốt đẹp, nhưng cuộc sống bao giờ cũng tạo cơ hội mới cho mọi người cảm ơn cả những thứ chưa hoàn hảo nữa. Suy nghĩ luôn có thể chuyển tiêu cực thành tích cực. Nếu bạn biết cách biết ơn những thứ rắc rối của bạn thì chúng có thể giúp ích nhiều cho bạn đấy!

Nhng t ngt ngào thì d nói, nhng th ngt ngào thì d mua, nhưng mt ngưi ngt ngào thì khó tìm. Cuc sng ngng khi bn ngng hy vng ngng khi bn ngng tin tưng. Tình yêu ngng khi bn ngng quan tâm. Tình bn ngng khi bn ngng chia s. Cho nên hãy chia s điu này vi nhng ngưi mà bn coi là bn. Đ yêu thương không cn điu kin. Đ khi cho đi không cn lý do đ khi quan tâm không cn biết ơn. Gi điu này cho tt c nhng ai bn coi là bn. Và đng quên… gi li cho tôi !

Bài xem nhiều

Hiển thị các bài đăng có nhãn Giáo dục. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Giáo dục. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2013

ĐỜI THAY ĐỔI KHI CHÚNG TA THAY ĐỔI


ĐỜI THAY ĐỔI KHI CHÚNG TA THAY ĐỔI - “Happiness now” – Andrew Matthews – “Follow your heart”

Thứ Hai, 25 tháng 2, 2013

Phương pháp dạy con: Để trẻ không ngậm khi ăn


Phương pháp dạy con: Để trẻ không ngậm khi ăn

Phương pháp dạy con ănRất nhiều cha mẹ vất vả, bực mình khi các bé cứ ngậm thức ăn trong miệng mà không chịu nuốt. Tình trạng  này không chỉ đối với trẻ từ 2 đến 3 tuổi mà còn cả ở các bé đã vào học lớp 1, lớp 2...

Xây dựng mối quan hệ cha mẹ và con cái


Xây dựng mối quan hệ cha mẹ và con cái

mối quan hệ cha mẹ và con cáiPhương pháp dạy con: Xã hội càng hiện đại thì giữa cha mẹ, con cái dường như càng xa cách và thậm chí rất phức tạp. Không ít các gia đình đã mất đi mối quan hệ tình cảm đạo đức tốt đẹp chỉ vì giữa cha mẹ và con cái không tìm thấy điểm tương đồng.
Cha mẹ là người luôn mong muốn con em mình phát triển toàn diện, trở thành người có tài có đức, nhưng không phải cha mẹ nào cũng thực sự hiểu con để có thể tìm ra phương pháp tốt nhất cho con mình. Có rất nhiều phụ huynh trong lúc tức giận mà quát mắng con : “ Tao đi guốc trong bụng mày”, “ Tao sinh ra mày chả lẽ tao lại không biết mày đang nghĩ gì chắc”, hoặc tiêu cực nói “ Tao là bố mẹ mày, chứ không phải người dưng….” Sự bất đồng giữa cha mẹ và con cái trong một gia đình là điều không tránh khỏi, nhưng nếu cứ tiếp tục để những bất đồng nhỏ lớn dần, nó có thể phá vỡ mối quan hệ truyền thống trong gia đình.  Thậm trí có nhiều em trở nên ghét về nhà, ghét chính những người đã sinh ra mình. Con cái càng lớn thì sự tương đồng trong suy nghĩ và lối sống với cha mẹ càng nhỏ. Sự phức tạp trong mối quan hệ ấy đang ngày càng trở nên nhức nhối đối với cả xã hội.
Những nguyên nhân gây ra sự phức tạp trong mối quan hệ cha mẹ và con cái
Do cha mẹ và con cái không hiểu nhau:
Về phía cha mẹ:
Cha mẹ đang đeo cặp kính của mình cho con cái mình. Những gì cha mẹ cho là tốt nhất thì làm cho con mà không hiểu rằng nó có phù hợp với con cái của mình hay không?
Cha mẹ luôn có suy nghĩ các con còn quá nhỏ, và không thích nghi được với sự lớn nhanh trong suy nghĩ của con cái, dẫn đến áp đặt làm các con có cảm giác ngột ngạt
Yêu thương con cái quá mức: Điều đó khiến các con bị động, thậm trí có những em cảm thấy xấu hổ vì cha mẹ cứ bao bọc ngay cả khi trước mặt bạn bè của con.
Nghiêm khắc quá mức: Bên cạnh việc yêu thương con, có những cha mẹ đang nghiêm khắc quá mức với con cái của mình. Cha mẹ quản lý khắt khe giờ giấc, bạn bè và việc học của con. Tất cả những điều đó khiến các em tìm cách thoát ra khỏi khuôn khổ của cha mẹ.
Về phía các con:
Ở những độ tuổi khác nhau, trẻ em có những tâm lý và tính cách đặc chưng, đồng thời sự tác động quá lớn của cuộc sống hiện đại khiến cho các em dễ dàng bị thay đổi, và ảnh hưởng.
Làm thế nào để tạo dựng mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái
Xây dựng văn hóa gia đình bình đẳng giữa cha mẹ và con cái: Cha mẹ nên tôn trọng ý kiến cá nhân và tính cách của các con; tạo cho con cảm giác thoải mái và tin tưởng ở cha mẹ của mình.
Cha mẹ cần lắng nghe những tâm sự của con cái, chú ý tới những thời điểm bước ngoặt trong tâm sinh lý của các con. Cha mẹ nên đặt mình vào vị trí của con để nhìn nhận vấn đề. Khi ấy các con sẽ có tâm lý thoải mái và sẵn sàng chia sẻ, tâm sự với cha mẹ.
Cha mẹ nên tôn trọng suy nghĩ của con cái và tạo cho con thói quen tự lập, độc lập trong suy nghĩ, hành động.
Cha mẹ hãy là tấm gương sáng cho con:
Mọi hành động của cha mẹ đều khiến các con bị ảnh hưởng ít nhiều, do đó để tạo dựng hình ảnh cha mẹ mẫu mực, đáng kính và đáng tin trong lòng con cái, cha mẹ cần là một tấm gương trong lời ăn tiếng nói hàng ngày cũng như cách cư xử, hành động.
Cha mẹ cần phân tích cho con hiểu vấn đề: Bất cứ chuyện nhỏ hay lớn trong cuộc sống hàng ngày cũng có thể khiến cha mẹ và con cái bất đồng nhau, những lúc như vậy cha mẹ nên kiên nhẫn phân tích cho con hiểu vấn đề và ngược lại cần nghe con nói về những điều bản thân các con trăn trở, ý kiến của các con.
Đáp ứng những nhu cầu vật chất và tình cảm vừa đủ cho con. Tránh tình trạng cha mẹ thiếu quan tâm, hoặc không chăm lo cho con cái khiến các con cảm thấy bị lạnh nhạt, chán nản. Sự quan tâm cả về vật chất và tình cảm của cha mẹ chính là động lực cho con cái trong học tập và rèn luyện đạo đức.
Gia đình là tế bào của xã hội, mối quan hệ đạo đức trong gia đình là nền tảng để hình thành nhân cách mỗi con người. Do đó hãy xây dựng tính cách cho con ngay trong chính quan hệ tình cảm gia đình.

TÂM LÝ TRẺ EM


Tâm lý trẻ em

Tâm lý trẻ emBất cứ cha mẹ nào trong quá trình nuôi dạy trẻ cũng cần quan tâm tới đặc điểm tâm lý, tính cách của các em. Ở những giai đoạn khác nhau, trẻ có những đặc điểm nổi bật về tâm lý tuổi. Một trong những mốc thời gian cha mẹ cần chú ý nhất đó là 3-6 tuổi, và tâm lý tuổi  lên 4.

Bí quyết dạy con không nói ngọng


Bí quyết dạy con không nói ngọng

Phương pháp dạy conKhi bé bắt đầu tập nói là khoảng thời gian vô cùng thú vị với những người làm cha mẹ. Tuy nhiên khi bé bắt đầu vào lớp một, hầu hết các bé đều có dấu hiệu nói ngọng và cha mẹ cần có những phương pháp dạy con để chữa tật nói ngọng cho bé.

Bí quyết dạy con không nói ngọng

Thứ Năm, 25 tháng 10, 2012

Khi sinh viên thành… gái bán dâm


Xưa nay gái bán dâm thường là những cô gái có hoàn cảnh éo le, vì thất học, thất nghiệp, hoặc bị dụ dỗ, xô đẩy vào con đường lầm lạc, còn nay gái bán dâm có những cô gái có học thức, những cô sinh viên.

Thứ Bảy, 22 tháng 9, 2012

Giới trẻ với khóa tu Vu lan báo hiếu


Giới trẻ khóc nức nở trong khóa tu Vu lan

Tĩnh tâm ở chùa, nghe sư thầy giảng kinh, kể về công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, nhiều bạn trẻ đã bật khóc, nghĩ đến những lỗi lầm mình gây ra trong quá khứ.
3.200 bạn trẻ nghe giảng về đạo làm con

Chủ Nhật, 12 tháng 8, 2012

Lá đơn xin phép nghỉ học của một học sinh lớp 10 đã khiến dư luận xôn xao trong nhiều ngay qua.

Lá đơn xin phép nghỉ học của một học sinh lớp 10 đã khiến dư luận xôn xao trong nhiều ngay qua. Nhiều người cho rằng là đơn phản ánh thực trạng nền giáo dục của nước nhà, đáng phải suy ngẫm.

Thứ Sáu, 3 tháng 8, 2012

Nhớ về ngày 20-11

Nhớ về ngày 20-11



Thứ Năm, 12 tháng 7, 2012

Cậu ấm cô chiêu đi thi để "đốt" tiền cha mẹ.

Cậu ấm cô chiêu đi thi để "đốt" tiền cha mẹ

"Với lực học của em thì CĐ còn khó đỗ huống chi ĐH. Nhưng ông bà già cứ bắt đi thi thì em phải đi thôi. Coi như tranh thủ đi chơi cũng được", cầm 7 triệu đồng đi thi, Hoàng nói không dè dặt.
Muốn con đi thi phải thuê khách sạn “xịn”

Lỗ hổng giáo dục Việt Nam

Lỗ hổng giáo dục Việt Nam

Trên thế gian này, nếu lấy một thực trạng để giãi bày cho một thực trạng thì rõ ràng sẽ không bao giờ tìm được nguyên nhân. Hay chính xác hơn, người ta vì bí lối, kém tài, tự giấu giếm khuyết điểm của mình mà phải ngụy biện. Thực tế ấy, đã khiến cho giáo dục Việt Nam vài năm gần đây cứ loay hoay dùng nguyên nhân để giải quyết một nguyên nhân mà chưa phải là nguyên nhân. Nào, chúng ta hãy cùng nhìn ra hai lỗ hổng của giáo dục Việt Nam tương đương với hai thực trạng hiện nay.